Top 5+ các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam độc đáo, phổ biến

Facebook
LinkedIn

Âm nhạc là món ăn tinh thần quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nền âm nhạc Việt Nam cũng cực kỳ phong phú với đặc trưng riêng biệt cho từng vùng miền. Từ đó các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng đa dạng và mang đến nhiều thanh âm thú vị, tô điểm thêm cho hoạt động âm nhạc nước nhà.

Đàn bầu – Chất âm sâu lắng, đầy ngọt ngào

Đàn bầu hay có tên gọi khác là đàn độc huyền cầm, đây là nhạc cụ dân tộc Việt Nam cực kỳ phổ biến với thanh âm độc đáo. Nghệ nhân sẽ sử dụng que hoặc miếng gảy tác động vào dây đàn để phát ra tiếng nhạc.

Đàn bầu – Chất âm sâu lắng, đầy ngọt ngào

Loại đàn này có hai dạng là đàn bầu thân tre và đàn bầu hộp gỗ. Đàn bầu thân tre được dùng trong hoạt động hát Xẩm với thân được làm bằng đoạn tre có chiều dài 120cm, đàn bầu hộp gỗ được sử dụng bởi nghệ nhân chuyên nghiệp và có nhiều kích thước hơn.

Đàn tranh – Thanh âm trong trẻo, vui tươi

Đàn tranh với tên gọi khác là đàn thập lục bởi có 16 dây và có chi gảy, chi kéo và chi gõ. Âm thanh của đàn tranh phát ra nghe rất trong trẻo và tươi sáng, thích hợp sử dụng để thể hiện những điệu nhạc có tiết tấu vui vẻ.

Đàn tranh thường được dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm hát, ngâm thơ. Khi muốn đánh loại nhạc này, người chơi sẽ cần dùng móng tay hoặc các chất liệu kim loại mới cho ra âm thanh tuyệt vời nhất.

Đàn T’rưng – Nhạc cụ dân tộc Việt Nam với âm sắc đàn vang

Đàn T’rưng xuất phát từ vùng đất Tây Nguyên kiên trung, anh hùng. Đây là loại đàn có cấu tạo từ 5-7 ống rỗng cắt dài ngắn khác nhau tạo nên âm sắc đặc biệt với tiếng đàn không quá vang hay to.

Đàn T’rưng – Nhạc cụ dân tộc Việt Nam với âm sắc đàn vang

Thanh âm đàn T’rưng phát ra có khoảng âm rộng 3 quãng 8. Người dùng có thể đánh chồng âm tuy nhiên 2 nốt nhạc cần cách nhau 1 quãng 8, ống to có âm trầm và ống nhỏ sẽ có âm cao.

Sáo trúc – Âm sắc tươi sáng tái hiện bức họa đồng quê

Sáo trúc cũng là loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam nổi bật và gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào ta. Vật liệu tạo nên sáo trúc từ tre dài khoảng 30cm và bán kính 0.8cm. Ở phần thân ống sẽ có một lỗ thổi và 6-10 lỗ bấm.

Âm sắc của sáo trúc phát ra tươi sáng tái hiện bức họa đồng quê nhờ âm vực rộng trên 2 quãng 8. Người nghệ sĩ thường dùng sáo trong việc độc tấu, hòa tấu trong các dàn giao hưởng, thính phòng,…

Đàn đá – Âm vực thánh thót, vang vọng núi rừng Tây Nguyên

Đàn đá là loại đàn được làm từ đá thô sơ có chiều dài và bề dày khác nhau tạo nên những âm vực trầm bổng riêng biệt. Vùng Tây Nguyên sẽ sử dụng phổ biến loại đàn này bởi thanh cực kỳ phù hợp với mảnh đất nơi đây.

Đàn đá – Âm vực thánh thót, vang vọng núi rừng Tây Nguyên

Khi có thanh âm cao, tiếng đá thánh thót và vang vọng nghe rất hào sảng. Còn khi ở âm trầm, tiếng đá trở nên rền vang và sâu lắng hơn. Người xưa thường quan niệm rằng tiếng đàn như sự kết nối của núi trời và thần linh.

Trên đây là các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam phổ biến và độc đáo với những thanh âm thú vị, làm giàu mạnh thêm cho nền âm nhạc nước nhà. Bên cạnh thưởng thức, bạn có thể thử trải nghiệm chơi các loại nhạc cụ này để cảm nhận hết được sự thú vị nhé.

 

Bài viết liên quan

Khúc Tiến Minh

Khúc Tiến Minh

Anh Khúc Tiến Minh là cựu sinh viên ưu tú của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và là người có sở thích, đam mê to lớn với âm nhạc cùng các loại nhạc cụ truyền thống. Anh sáng lập nên trang web Kenny’s Castaways với mục đích mang đến cộng đồng đam mê âm nhạc địa chỉ tìm kiếm thông tin và giao lưu chất lượng hàng đầu Việt Nam.